We help to find
What are you looking for?
Tin tức về DXS

Ngược chiều bán ròng, nhiều cổ phiếu vẫn được khối ngoại gom hàng

admin
December 22, 2021

Dù đà bán ròng mạnh mẽ kỷ lục trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2020 đến nay, nhưng riêng lẻ ở từng cổ phiếu, khối ngoại vẫn tích cực gom hàng do được vào rổ chỉ số, hoặc có triển vọng tăng trưởng tốt.

Khối ngoại bán ròng kỷ lục

Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay, khối ngoại đã bán ròng 61.607 tỷ đồng (tương ứng 2,7 tỷ USD) – là con số kỷ lục từ trước đến nay, và gấp 4 lần giá trị bán ròng năm 2020 (khoảng 15.210 tỷ đồng. Nếu xét từ khi vùng dịch Covid-19 năm 2020 tới nay, khối ngoại đã bán ròng lên đến 77.000 tỷ đồng (tương ứng 3,3 tỷ USD). Đà bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam cùng nằm trong xu thế rút ròng của khối ngoại diễn ra khắp các thị trường châu Á

Theo các chuyên gia xuất phát từ nguyên nhân xác định vai trò của thị trường Việt Nam trên các thị trường vốn nước ngoài. Việt Nam hiện được xét là thị trường cận biên và khái niệm đầu tư vào các thị trường này đang hao mòn và bị chậm lại, thậm chí bị coi là một chiến lược cũ cần được thay thế. Do đó khối ngoại đã phải bán đi các khoản đầu tư tại Việt Nam. Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid tác động khiến nhà đầu tư ngoại có tư tưởng “mang tiền về nhà”.

CTCK Mirae Asset nhận định, dòng vốn ngoại lưu chuyển từ các thị trường mới nổi/cận biên về các thị trường Mỹ đã bắt đầu từ 2020, với các lý do chính như sau: đồng USD lên giá tương đối; các gói kích thích kinh tế lớn ở Mỹ và thị trường chứng khoán Mỹ liên tục lập đỉnh mới. Bên cạnh đó, khả năng Mỹ nâng lãi suất điều hành trong tương lai khi nền kinh tế Mỹ phục hồi trước các nước trên thế giới, cũng như xu hướng tăng của lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tiếp tục thúc đẩy xu hướng này.

Diễn biến đáng chú ý ở nhóm bất động sản

Xét theo ngành, nguyên vật liệu, thực phẩm đồ uống, ngân hàng và bất động sản là những ngành bị bán ròng mạnh trong năm 2021; trong khi đó, bán lẻ, dầu khí, y tế, phần mềm và dịch vụ, thiết bị và phần cứng là những ngành thu hút được dòng vốn ngoại.

Trong đó diễn biến đáng chú ý ở nhóm ngành bất động sản, bởi đây là nhóm được đánh giá là bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch khi các công trình phải ngưng thi công, các hoạt động bán hàng hay tiến độ bàn giao đều ngưng lại, các chủ đầu tư bị đội chi phí khi vừa phải duy trì đội ngũ, vừa gánh nặng lãi vay, nhiều doanh nghiệp nhỏ thậm chí phải đóng cửa. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến dòng tiền không chảy mạnh vào nhóm này (mà phân hoá ở từng cổ phiếu) trong quý 3.

Thống kê từ đầu tháng 7 trở lại đây, cổ phiếu bất động sản bị bán ròng mạnh nhất về khối lượng là VIC hơn 71,3 triệu đơn vị, tương ứng giá trị ròng hơn 7.021 tỷ đồng, TCH bị bán ròng 56,8 triệu đơn vị, và NLG bị bán ròng 49,66 triệu đơn vị, NVL bị bán ròng 16,87 triệu cp, KBC bị bán ròng 14,8 triệu đơn vị, CII bị bán ròng 13 triệu, VPH bán ròng 10,5 triệu, VGC bán ròng 9,6 triệu đơn vị….

Diễn biến cổ phiếu ngành bất động sản có phần ngược lại, bật tăng mạnh mẽ trong nửa cuối quý 4, với nhiều thông tin tích cực hơn, như mặt bằng lãi suất vẫn duy trì mức thấp kích thích nhu cầu mua nhà, các gói kích thích kinh tế trong đó đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng là động lực thúc đẩy thị trường bất động sản tăng trong tương lai. Và kênh đầu tư bất động sản vẫn là kênh quen thuộc với người dân Việt Nam. Thực tế ghi nhận trong hơn 1 tháng gần đây, xuất hiện sự tăng giá bất động sản cục bộ ở một số khu vực.

Chính đà tăng mạnh, trong khi lợi nhuận của nhóm ngành này chưa thể hiện kịp, khiến định giá P/E của nhiều cổ phiếu bất động sản cao ngất ngưởng, dẫn đến áp lực chốt lời ở các cổ phiếu này gia tăng, trong đó có cả các nhà đầu tư nước ngoài. Điển hình như CEO đang thua lỗ (các kỳ vọng bán hàng chưa được hiện thực hoá bằng con số), EPS âm, nhưng giá cổ phiếu lại tăng mạnh 40% chỉ trong tuần 13/12-17/12, tính từ đầu quý 4, cổ phiếu này tăng đến 413%, cũng liên tục có các phiên bán ròng của khối ngoại.

Theo báo cáo chiến lược về dòng tiền nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam CTCK Yuanta Việt Nam cho rằng, có một vài trường hợp, việc bán ròng của khối ngoại có thể xem như là hoạt động tái phân bổ danh mục đầu tư khi các vị thế đã đạt đến những giới hạn tối đa trong danh mục đầu tư. Bên cạnh đó, một tỉ trọng đáng kể cũng có thể xem là hoạt động chốt lời đơn giản.

Vẫn có những cổ phiếu ngược dòng được mua ròng

Giữa sự “tháo chạy” hàng chục nghìn tỷ đồng của khối ngoại, điểm sáng vẫn hiện diện trên một số cổ phiếu khi ghi nhận giá trị mua ròng. Nhìn từ đầu tháng 12 trở lại đây, các cổ phiếu được mua ròng mạnh là VRE mua ròng 8,86 triệu đơn vị, ITA mua ròng 6 triệu đơn vị, DXS mua ròng 3,23 triệu đơn vị, DIG mua ròng 1,67 triệu đơn vị… Còn nếu tính từ khoảng đầu tháng 7 trở lại đây, các cổ phiếu hút ròng mạnh vẫn là AGG, ITA, IJC, và đặc biệt là DXS ngay từ khi mới niêm yết đã được khối ngoại âm thầm mua vào, ước tính lên đến 15 triệu cổ phiếu, nâng sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tại DXS hiện tại hơn 22% vốn DXS. Giá cổ phiếu DXS cũng có đà tăng ấn tượng lên đến 48% kể từ vùng giá đáy tháng 7 trong đó có sự góp sức khá tích cực từ động thái gom mua của khối ngoại.

Xét riêng về yếu tố doanh nghiệp, DXS là đơn vị môi giới bất động sản sơ cấp hàng đầu Việt Nam với hệ thống giao dịch trải dài; mô hình kinh doanh khác biệt mang lại hiệu quả cao, khả năng đáp ứng linh hoạt theo xu hướng thị trường, không tập trung rủi ro vào một vài phân khúc hay bất kỳ dự án, khu vực nào. Doanh nghiệp này cũng sớm ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, trong đó nền tảng công nghệ Real Agent, Ihouzz được kỳ vọng sẽ nâng tầm thương hiệu DXS duy trì vị thế thống lĩnh thị trường môi giới BĐS Việt Nam.

Tiềm năng tăng giá của DXS được các CTCK đánh giá đến từ quy mô các hợp đồng phân phối sản phẩm sơ cấp của công ty, trong 9 tháng đầu năm DXS vẫn đạt lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ 568 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Dù chưa đạt kế hoạch ra do tình hình chung của ngành, nhưng “của để dành” của DXS lớn và kỳ vọng sẽ được ghi nhận vào năm 2022.

Đáng chú ý, thị trường miền Trung có đóng góp lớn trong KQKD quý 3/2021 với các dự án One world regency, Regal pavillon. Đây là thị trường dự kiến sẽ tiếp tục dẫn dắt tương lai của DXS. Vị thế của DXS tại thị trường này (với đơn vị thành viên là Đất Xanh Miền Trung) là số 1, thị phần lên đến 60%.

Quá trình phục hồi đang bắt đầu và với nhiều yếu tố thuận lợi cho thị trường bất động sản, thì DXS – đơn vị môi giới bất động sản hàng đầu cũng sẽ hưởng lợi. Với vị thế và khối lượng dự án ký kết phân phối hàng chục ngàn tỷ đồng, DXS được các chuyên gia đánh giá sẽ có sức bật tốt sau dịch. Thực tế cũng đã chứng minh điều này.

Nguồn: Cafef

Leave a Comment
Share:
Social